Tự xây dựng hệ thống E-learning với 11 bước sau (phần 1)

30/03/2022
Tự xây dựng hệ thống E-learning với 11 bước sau (phần 1)

1. Phân tích hiện trạng

Nếu bạn đang cố gắng thúc đẩy xây dựng hệ thống E-learning ngay lập tức chỉ đơn giản bởi E-learning đã quá phổ biến với doanh nghiệp hiện nay thì đây là một sai lầm vô cùng lớn. Để tạo một nền tảng vững chắc cho dự án E-learning, chúng ta cần bắt đầu với câu hỏi: “ Tại sao học viên lại cần khóa đào tạo này?” và “Bạn mong muốn đạt được điều gì với E-learning?”.

Một bảng khảo sát và phân tích nhu cầu học tập cần được thực hiện để trả lời được 2 câu hỏi trên. Bảng phân tích này có thể dưới dạng phỏng vấn interview, hay tổng hợp từ những data sẵn có của công ty bao gồm thông tin của các khóa đào tạo cũ cùng với mong muốn học tập của nhân viên.

Mẹo: Trước khi chuyển sang những bước tiếp theo, hãy bám sát những câu hỏi sau:

  • Dự án E-learning cho doanh nghiệp bạn sẽ gặp phải những rào cản gì?
  • Bạn mong muốn đạt được gì với E-learning? (Quy đổi mục tiêu này về các con số hay những mục tiêu có thể đo lường được.)
  • Hệ thống E-learning này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đạt được những gì?

Xem thêm: Xây dựng nội dung eLearning như nào để hấp dẫn người học?

2. Hiểu rõ người học

hieu-ro-nguoi-hoc-khi-xay-dung-he-thong-e-learning

Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất nội dung mà không quan tâm đến học viên sẽ khiến cho khóa học quá khó hoặc quá đơn giản, thậm chí là không liên quan đến định hướng công việc của nhân viên. Bằng việc nắm bắt các insight của người học, bạn chắc chắn sẽ xây dựng được một hệ thống E-learning hiệu quả và tạo cảm hứng cho người xem.

->>>> Xây dựng bài giảng E-learning: 15 câu hỏi giúp bạn nắm bắt tâm lý người nghe

3. Sáng tạo nội dung phù hợp với người nghe

Ngay sau khi phân tích được những nhu cầu đào tạo và xác định được người nghe của bạn là ai, đây là lúc mà bạn cần chú ý đến nội dung. “Content is king” – Dù bạn thiết kế giao diện đẹp và thuận tiện đến mấy nhưng nếu nội dung không đem lại giá trị gì thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa.

Bạn cần tham khảo những hiện trạng ở phần 1 và tìm những thông tin cụ thể hơn về chúng. Để làm được điều này, chúng ta cần chia nhỏ nội dung theo các phạm trù và hạng mục.

4.Thiết lập mục tiêu cho mỗi khóa học

xay-dung-he-thong-e-learning-theo-muc-tieu-smart

Mục tiêu được ví như một chiếc kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ quá trình học tập. Bạn cần thiết lập mục tiêu theo lộ trình, kết quả mong muốn học viên đạt được qua từng bài học, từng chương và mục tiêu cho cuối khóa đào tạo. Bạn có thể chia những nội dung ở phần 3 thành những phần nhỏ Một mục tiêu thông minh và phù hợp phải thỏa mãn những yếu tố sau:

  • S (Specific): cụ thể
  • M (Measurable): đo lường được
  • A (Achievable): có thể đạt được
  • R (Relevant): thực tế
  • T (Time-bound): thời gian hoàn thành

5. Xây dựng cách thiết kế format

Giờ là lúc bạn cần nghĩ đến cách trình bày cho toàn bộ khóa học. Chiến lược này có thể là một quá trình hoặc một phương thức tiếp cận để truyền tải trực quan những thông điệp của doanh nghiệp và nội dung bài giảng đến với học viên. Có rất nhiều cách tiếp cận được áp dụng phổ biến phải kể đến như: storytelling (kể chuyện), phương pháp học khám phá, giải case study,…

(còn nữa)

Nguồn tin: oes.vn

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 1 đánh giá
Chia sẻ:

Liên kết website